Mindful Speech

Lord BUDDHA, in the past, out of foolishness, I have said things that were untrue. Maybe I have told these lies to conceal my weakness or to embellish the image people have of me. Sometimes I have told lies because I am afraid that people will criticize me. Sometimes I say these things that are untrue because I want to gain something, or I want to avoid being blamed, or I say them out of arrogance and jealousy. Sometimes I have lied because I wanted the person who is listening to me to dislike the person whom I dislike or of whom I am jealous.
Lord Buddha, when I remember the times I have lied, I feel ashamed and I want to express my regret to you. I vow that from now on I shall not be foolish enough to tell lies like that again. I promise that I shall speak with understanding and love to resolve conflicts between myself and others. I shall speak in such a way as to bring about reconciliation between different members of my family, my Sangha, between different sectors of society, and different nations. I shall not say things that are discriminatory, whether they are racial, religious, or any other kind of discrimination. I shall practice speaking about what is wholesome, beautiful, kind, and positive and about the real difficulties and sufferings of the different members involved in a dispute to help both sides understand each other better. When they have understood each other, I shall help them to come together to practice reconciliation and mutual acceptance.
In the situation of a conflict, I vow that I shall not say one thing to one side and something else to the other side to cause them to hate each other and to grow further apart. If someone comes to me to complain about her suffering thinking it has been caused by another, I shall first practice listening deeply to help that person suffer less. If I recognize that there are misperceptions in what she is saying, I shall use skillful means to help her look more deeply into the situation. Using skillful means I shall also help her to see the source of suffering that lies in her own misperceptions, I shall tell her about the difficulties, sufferings, and positive qualities of the other person so that she will remember them and see the situation more clearly. I shall encourage her to approach the other person or group so that they can sit down together and reestablish communication. If necessary, I shall volunteer to support her and help her say everything she has not yet been able to say to the other person. I shall avoid making myself an ally one person and opposing the other, which will cause disharmony and unhappiness in my family or community.
Touching the Earth
Lord Buddha, with body, speech, and mind in perfect oneness I touch the earth before you, who has come from suchness, before the Buddha Prabhutaratna, and the bodhisattva Kshitigarbha. [Bell]

Thực Tập Chánh Ngữ

Khải Bạch
Bạch đức Thế Tôn, trong quá khứ có nhiều khi con đã dại dột nói ra những điều hoàn toàn không đúng với sự thực. Có thể con đã nói dối như vậy để che dấu những yếu kém của con, hoặc để tô điểm vào hình ảnh của con những cái đẹp mà chính con không có hoặc chưa có. Có khi con nói những điều ấy vì con sợ người ta chê bai hay phê phán con. Có khi con nói những điều ấy vì mục đích có thêm lợi lộc. Có khi con nói những điều ấy vì muốn chạy tội, vì tự hào, vì ganh tỵ, hay vì muốn người nghe con cũng ghét bỏ người mà con đang ghét bỏ hay ganh tỵ. Nhớ lại những giờ phút ấy con cảm thấy hổ thẹn, và con xin sám hối với đức Thế Tôn, nguyện từ nay về sau con không còn dại dột như thế.

Con xin hứa với đức Thế Tôn là từ nay về sau con sẽ tập nói những lời có công năng hóa giải tranh chấp giữa con và người đối diện, giữa những thành phần của một gia đình hay một tăng thân, giữa những thành phần của một giống nòi, giữa những giống nòi của một dân tộc, và giữa những dân tộc trong cọng đồng quốc tế. Con sẽ không nói những lời có tính cách kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị quốc gia. Con xin thực tập nói lên được những cái hay, cái đẹp, cái dễ thương và cái tích cực, và những khó khăn khổ đau của các thành phần trong một cuộc tranh chấp để giúp cho cả hai bên hiểu nhau hơn và có thể tới với nhau gần hơn để thực tập hòa giải và chấp nhận nhau.

Con xin nguyện sẽ không bao giờ nói lưỡi hai chiều để cho hai bên thù hận và xa cách nhau thêm. Nếu có một người đến với con để than thở về những khổ đau của mình, nghĩ rằng những khổ đau ấy do một người khác gây ra, con sẽ xin tập ngồi lắng nghe để cho người ấy bớt khổ. Nếu con nhận thấy có những tri giác sai lầm trong những điều người ấy nói, con sẽ dùng những phương tiện khéo léo để giúp người ấy điều chỉnh được tri giác mình và để cho người ấy bớt khổ ngay trong lúc đó. Và con sẽ nói cho người ấy nghe những khó khăn, những đau khổ và những điểm tích cực và dễ thương của người kia để người ấy hoặc nhớ lại hoặc nhìn nhận đó là những sự thực. Con cũng sẽ khuyên người ấy đi tới với người kia để ngồi lại với nhau, mà thiết lập lại truyền thông. Nếu cần, con sẽ tình nguyện đi với người ấy, để yểm trợ cho người ấy có khả năng nói hết những gì mà người ấy chưa thể hoặc không thể nói ra được với người kia. Con sẽ tránh không liên minh với một người để chống lại một người thứ ba, để tạo thành một thế tam giác của sự tranh chấp, một hành động rất tai hại đe dọa hạnh phúc của gia đình hoặc của tăng thân con.
Địa Xúc
Con xin lạy xuống trước đức Thế Tôn, trước Bụt Đa Bảo, và trước Bồ Tát Địa Tạng Vương (C)