How to Study
Lord Buddha, we all like to study. But why do we study? Often it is because we are looking for some advantage such as attaining a privileged position in society rather than to open our mind and discover methods of practice that can help us transform our own suffering and that of society. Some people devote themselves to their studies because they want a diploma, or they want to win debates and prove that they are someone who has studied widely. I may have met people who speak very fluently about the deep teachings in the sutras and the different schools of thought in Buddhism. They can give eloquent teachings on no-self, impermanence, compassion, loving kindness, and liberation, but they continue to be prejudiced, angry, proud, and jealous. They do not know how to listen deeply and use loving speech. They are not able to transform the afflictions in their own mind and they make other people suffer.
Lord Buddha, I do not want to be that kind of student. The reason I want to listen to and learn the teachings of the Buddha is to realized liberation in myself, transform my afflictions, and produce understanding and love. Lord Buddha, in the Sutra on Knowing the Better Way to Catch a Snake you have taught that I should not study spiritual teachings with the aim of winning debates. We should study with the aim of transforming our suffering and liberating ourselves. I vow that whenever I study the sutras, especially the Mahayana sutras and commentaries, I shall always ask myself the question: “Do these deep and mystical teaching have anything to do with the suffering which is in me and which I experience in my everyday life? How can I study this sutra so that I can bring it into my daily life and use the words to transform my afflictions and resolve my present difficulties?”
Touching the Earth
I touch the earth three times before the elder Subhuti, Ananda, and Rahula. [Bell]
Học Để Chuyển Hóa Phiền Não
Khải Bạch
Bạch đức Thế Tôn chúng con là những người ham học, nhưng nhiều khi chỉ lo học để tìm danh kiếm lợi, mong đạt tới những địa vị trong xã hội chứ không phải để khai thông tâm trí và tìm kiếm những pháp môn tu tập có thể chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong tự thân và ngoài xã hội. Có những người trong chúng con chỉ học vì bằng cấp, có những người chỉ học để có khả năng đàm thuyết và tự chứng tỏ mình là người học rộng biết nhiều. Chúng con đã từng thấy nhiều vị nói thao thao bất tuyệt về những giáo lý thậm thâm trong kinh điển, về những hệ phái tư tưởng trong Phật giáo, về vô ngã, vô thường, từ bi, giải thoát, nhưng những vị này vẫn sống trong cố chấp, trong giận hờn, trong tự hào, trong ganh tỵ, không có khả năng lắng nghe và sử dụng ái ngữ, không có khả năng chuyển hóa những phiền não trong tự tâm và lại còn gây ra nhiều khổ đau cho kẻ khác.
Bạch đức Thế Tôn con không muốn học như họ. Con muốn nghe lời Thế Tôn, học giáo lý của Ngài chỉ vì mục đích là thực hiện giải thoát, chuyển hóa phiền não, và chế tác hiểu biết và thương yêu, như Ngài đã dạy trong nhiều kinh văn. Trong kinh Người Bắt Rắn, Ngài đã dạy rằng không nên học giáo lý với chủ ý tranh luận hơn thua mà phải học với mục đích tu tập giải thoát. Con nguyện mỗi khi học hỏi kinh điển, nhất là các kinh luận đại thừa, con sẽ luôn luôn đặt câu hỏi: Những giáo lý thậm thâm trong này có liên hệ gì tới những khổ đau đang có mặt trong con và trong cuộc đời không? Con phải học như thế nào để có thể đem áp dụng những lời dạy trong này vào sự thực tập chuyển hóa các phiền não và khó khăn trong hiện tại?
Địa Xúc
Con xin lạy xuống ba lạy trước các vị Tôn Giả Tu Bồ Đề, A Nan Đà và La Hàu La (C)