Right Livelihood

Lord BUDDHA, I wish to practice Right Livelihood. I vow that I shall not make my living in ways that destroy my compassion. As a practitioner of the first of the Five Mindfulness Trainings, I vow not to practice a profession that forces me to kill living beings or to destroy and pollute the environment. Nether shall I make my living in such a way that exploits and harms my fellow human beings. I vow that I shall not invest in companies that make profit for only a few people and deprive many others of their chance to live. I will not invest in companies that pollute the environment. I vow that I shall not make my living supported by the superstitions of others-selling charms and talismans, reading palms, telling fortunes, practicing as a medium, or exorcising spirits. As a monk or a nun, I shall not turn the practice of sending spiritual support to others into a way of making money. I shall not put a price on the services I perform at funerals or other ceremonies for the deceased. Lord Buddha, I promise that if I mistakenly fall into these ways of wrong livelihood or am forced by circumstances to make a living in these unwholesome ways, I shall find ways to disassociate myself from this wrong livelihood and begin a new profession that is in accord with the spirit of Right Livelihood. I know that if my career helps me nourish compassion every day and realize my ability to help others, then I shall be very happy as a teacher, nurse, doctor, environmentalist, research scientist, social worker, psychotherapist, or in any one of many other professions. Practicing Right Livelihood, I shall have an opportunity to practice understanding and love and to help free people and all beings from their suffering.
Lord Buddha, I vow to practice living simply, not consuming too much, so that I do not have to spend too much time making a living. I vow to give myself enough time to live deeply and freely while I am working. I vow not to immerse myself in many different occupations, taking on additional jobs to earn a little bit more money. I vow that I shall not look for happiness in being busy and consuming. I shall only look for happiness in the development of inner freedom and the practice of loving kindness. As a monk or a nun, I also need to be determined not to lose myself in the kind of work that I say is being done for the Buddha, but in fact is being done to seek praise, position, or benefit. Sometimes the work of building a temple, sculpting a statue, organizing the congregation, a ceremony, or a retreat can become a self-seeking activity. While I am doing work like this, I promise that I shall practice harmonizing my views and thoughts with those of other members of the Sangha. Building or organizational work is an opportunity for us to work together and practice letting go of our habit of thinking that only our own idea is good, and the ideas of other people have no value.
I wow to listen deeply to the ideas of everyone in the community to arrive at a synthesis of ideas that forms a collective wisdom at the basis of every decision. If I do that, I shall be able to build more brotherhood and sisterhood and let go of self-pride and the feeling that I am a separate self. In this way I shall make progress on the path of transformation and healing. I know that when we can harmonize our various views and ideas, the work we do can be truly called work for the Buddha, the Dharma, and the Sangha. Work done in this spirit can liberate beings from their suffering and help others. As a monk or a nun, I vow to not build a hermitage or temple where I would live apart from the rest of the Sangha, like a tiger who has left the forest. I shall only undertake work that has been entrusted to me by the Sangha and I vow that I shall work together in the spirit of peace and respect with my fellow practitioners in the Fourfold Sangha.
Lord Buddha, in the past I have made the mistake of losing myself in my work. I have worked to seek praise, power, and gain without even knowing what I was doing, always convincing myself that I was working for the Buddha. By paying close attention to your teachings, I have woken up to my past errors and I sincerely express my regret.
Touching the Earth
Lord Buddha, with body, speech, and mind in perfect oneness, I touch the earth three times before you, the highest charioteer who has the capacity to master human beings, the Fully Awakened Teacher, the one whom the world honors. [Bell]

Không Tìm Cách Sinh Sống Bằng Những Phương Tiện Có Hại Cho Lòng Từ Bi

Khải Bạch
Bạch đức Thế Tôn, con xin thực tập chánh mạng, nguyện không tìm cách sinh sống bằng những phương tiện có hại cho lòng từ bi. Thực tập giới thứ nhất trong năm giới, con nguyện không sinh sống bằng những nghề nghiệp bắt buộc phải sát hại các loài chúng sinh, tàn phá và nhiễm ô môi trường sinh sống của các loài ấy. Con nguyện không đầu tư vào những doanh nghiệp chỉ chuyên làm lợi cho một nhóm người nhưng lại tước đoạt cơ hội sinh sống của những nhóm người khác, những doanh nghiệp đang làm nhiễm ô môi trường. Con nguyện không gieo rắc mê tín, sử dụng bùa phép, xem tướng, bói quẻ, chủ trương đốt vàng mã và tiền giấy, không cúng giải trừ sao hạn, thực tập đồng bóng, trừ tà yếm quỷ, không biến sự thực tập hộ niệm thành nghề cúng cấp, đưa ra giá cả cho những đám tang hoặc những buổi cầu siêu. Con xin hứa với đức Thế Tôn là nếu con đang lỡ hoặc bị hoàn cảnh ép buộc làm những việc như thế thì con sẽ tìm cách thoát ra từ từ để tìm được một phương tiện sinh sống đúng theo tinh thần chánh mệnh. Con biết nếu con có được một nghề nghiệp trong đó con có thể hàng ngày nuôi dưỡng được đức từ bi và thực hiện được sự cứu khổ thì hạnh phúc con sẽ rất lớn. Làm giáo viên, làm y tá, làm bác sĩ, làm người bảo vệ sinh môi, làm nhà khoa học nghiên cứu, làm cán sự y tế và xã hội, làm nhà tâm lý trị liệu, con có cơ hội thực tập hiểu và thương để làm thỏa mãn nhu yếu độ đời giúp người của con. Con biết còn nhiều nghề nghiệp khác nữa cũng có thể giúp con đi trên con đường ấy. Con nguyện tập sống đơn giản để khỏi phải tiêu thụ nhiều, để khỏi phải để quá nhiều thì giờ vào việc mưu sống, để có thì giờ sống sâu sắc và thảnh thơi trong khi làm việc cũng như trong khi chăm sóc và phụng sự.
Con nguyện sẽ không ham hố kiếm nhiều sở làm, làm việc phụ trội, lấy cớ là để có đồng ra đồng vào. Con nguyện không đi tìm hạnh phúc ở phía bận rộn và tiêu thụ, mà chỉ đi tìm hạnh phúc về phía thảnh thơi và thương yêu. Là người xuất gia
con cũng nguyện không phải đánh mất con trong những công việc mà con tưởng là Phật sự, nhưng bản chất là sự tìm kiếm tiếng khen, địa vị và lợi lộc, dù đó là việc xây chùa, đúc tượng, tổ chức, lễ lược hay tổ chức khóa tu. Trong khi làm các công việc ấy, con hứa sẽ thực tập làm chung với tăng thân con trong tinh thần kiến hòa đồng giải và ý hòa đồng duyệt. Công việc xây dựng hay tổ chức là một cơ hội để chúng con có thể làm việc chung với nhau, tập buông bỏ lề thói chỉ muốn cho ý kiến của mình là hay và không thấy được giá trị của ý kiến người khác. Con nguyện sẽ lắng nghe ý kiến của mọi người trong tăng thân để đi đến một ý kiến tổng hợp, một tuệ giác cọng đồng làm nền tảng cho mọi quyết định. Làm như vậy, chúng con sẽ xây dựng thêm được tình huynh đệ, buông bỏ tự ái, ngã chấp và đi tới trên con đường chuyển hóa phiền não. Chúng con biết được làm trong tinh thần kiến hòa đồng giải và ý hòa đồng duyệt thì công việc mới được gọi là Phật sự, pháp sự hay tăng sự, sẽ có khả năng độ đời và giúp người. Là người xuất gia, con nguyện không đi lập am cốc hay chùa riêng để sống một mình một cõi, xa lìa tăng thân, sống như một con hổ lìa rừng. Con chỉ làm những công việc nào được tăng thân giao phó và sẽ nguyện làm chung với các bạn đồng tu trong bốn chúng.
Bạch đức Thế Tôn, trong quá khứ con đã làm nhiều lầm lỡ, đã đánh mất con trong công việc, đã vô tình đi vào con đường tìm kiếm tiếng khen, quyền hành và lợi lộc mà con không biết, cứ tưởng đó là Phật sự. Nay được đức Thế Tôn khai thị, con xin thành tâm sám hối.
Địa Xúc
Con xin kính cẩn lạy xuống ba lạy trước đức Thế Tôn, bậc nhân sĩ cao tột có khả năng điều phục con người, bậc tỉnh thức toàn vẹn, bậc được tôn sùng và quý trọng nhất trên đời (C)