Eating with Gratitude
Lord BUDDHA, whenever I sit down to a meal, I vow to be grateful. I know that the time of eating is also a time of meditation. When I am eating, not only am I nourished physically, but I am also nourished in my spirit. When I join my palms before a meal, I follow my breathing to bring my mind and body together as one. And in this state of purity and awareness, I will look at the food on the table or in my bowl and I will meditate the Five Contemplations:
1. This food is the gift of the earth, the sky, numerous living beings, and much hard and loving work. 2. May we eat with mindfulness and gratitude so as to be worthy of receiving this food. 3. May we recognize and transform our unwholesome mental formations, especially our greed. 4. May we take only foods that nourish us and keep us healthy. 5. We accept this food so that we may nurture our sisterhood and brotherhood, build our Sangha, and nourish our ideal of serving living beings.
Dear Buddha, as a layperson, I may go to work everyday to earn money to buy food for myself and my family. Yet, I do not think that the food is my food or has been produced by me. Looking into my bowl of rice, I see clearly that this food is the gift of the earth and the sky. I see the rice field, the vegetable garden, the sunshine, rain, manure, and the hard work of the farmer. I see the beautiful fields of golden wheat, the one who reaps the harvest, who threshes the grain, who make the bread. I see the beans sown in the earth becoming the beanstalk. I see the apple orchard, the plum orchard, the tomato garden, and the workers who are cultivating these plants. I see the bees and butterflies going from flower to flower collecting pollen to make sweet honey for me to eat. I can see that every element of the cosmos has contributed to making this apple or this plum that I am holding in my hand or this leaf of steamed vegetable that I am dipping into the soy sauce. My heart is full of gratitude and happiness. When I am chewing the food, I nourish my awareness and my happiness and I do not allow my mind to be occupied by the past, the future, or meaningless thinking in the present. Every mouthful of food nourishes me, my ancestors, and all my descendants who are present in me. As I chew, I use this Gatha:
Eating in the ultimate dimension
I am nourishing all my ancestors,
I am opening an upward path for all my descendants.
I nourish myself with edible food and with the food of sense impression. Edible food can bring me physical nourishment. Sense impression food can bring me joy and compassion as I am eating. When I eat in mindfulness, I produce compassion, freedom, and joy, nourishing my Sangha and my family with these elements. I shall not allow myself to eat or drink more that I need, as it is harmful for myself and for my practice. When I stand in line to take food or when I am putting food into my bowl, I vow to remember to practice taking only what I need and what will preserve peace and lightness in my body. As a monk or nun, I know that by bowl is called the vessel of appropriate measure, and I practice only to take the amount of food that is enough.
Lord Buddha, when I look at the food, I am eating I also see that the food is the gift of the earth and the sky. It is the result of hard work. As a monk or nun, I know it is the gift offered to me by laypeople and it is also the food the Buddha has given me to eat. When I became a monk or nun you gave me a begging bowl, and you taught me that when I have this bowl, I do not need to fear hunger if I practice sincerely. Lord Buddha, whenever I have finished eating, I hold my bowl and turn to you to offer words of thanks: “Thank you, Buddha, for giving me something to eat.” When I say this, my heart is full of gratitude. Expressing gratitude to the Buddha is expressing gratitude to the earth, the sky, to all species, and to the hard work of many people, including my sister or brother who cooked this meal.
Touching the Earth
Lord Buddha, I touch the earth three times before you, the one who is worthy of all respect and offering, to express my gratitude to the earth, the sky, all species of living beings, and to nourish my happiness. [Bell]
Ăn Cơm Trong Bản Môn
Khải Bạch
Bạch đức Thế Tôn, mỗi khi ngồi xuống ăn cơm, con xin nguyện làm phát khởi niềm biết ơn trong con. Con biết giờ ăn cơm cũng là giờ thiền quán, và trong khi ăn cơm không những con nuôi dưỡng hình
hài con mà còn nuôi dưỡng tâm thức con. Trong khi chắp tay, con theo dõi hơi thở để đưa thân tâm về một mối, và trong trạng thái thanh thản và chú tâm ấy, con sẽ nhìn vào các thức ăn trên bàn hoặc trong bát con. Con quán niệm thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác. Dù con là người cư sĩ, mỗi ngày đi làm để có lương tiền mua gạo và thức ăn cho con và cho gia đình, thì con cũng không nghĩ rằng cơm này là của con, do con làm ra. Con nhìn vào bát cơm, và thấy rất rõ đó là tặng phẩm của đất trời. Ruộng lúa, vườn rau, nắng, mưa, phân bón và sức lao động của người nông dân là những gì con thấy khi con nhìn vào thức ăn. Con có thể nhìn thấy đồng lúa xanh, người thợ gặt, người xay lúa, người nấu cơm. Con có thể thấy những hạt đậu gieo xuống đất để trở thành cây đậu. Con có thấy được vườn táo, vườn mận, vườn cà chua và những người thợ đang làm việc trong ấy. Con có thể thấy những con ong con bướm đi từ chiếc hoa này tới chiếc hoa khác. Con thấy muôn loài trong vũ trụ đã góp sức để làm ra trái táo hoặc trái mận con đang cầm trong tay, hoặc đọt rau luộc mà con đang chấm vào chén nước tương. Lòng con tràn đầy sự biết ơn, và cũng tràn đầy hạnh phúc. Trong khi nhai cơm và thức ăn con nuôi dưỡng ý thức và hạnh phúc ấy mà không để tâm vướng bận vào chuyện quá khứ, chuyện tương lai hay vào những lo toan dự tính. Mỗi miếng cơm con ăn nuôi dưỡng con, tổ tiên con đang có mặt trong con và con cháu con đã có mặt trong con.
Ăn cơm trong bản môn
Nuôi sống cả tổ tiên
Mở đường cho con cháu
Cùng tìm hướng đi lên
Con nuôi dưỡng con bằng đoàn thực và bằng xúc thực. Đoàn thực là cơm và thức ăn đem cho cơ thể con chất dinh dưỡng, xúc thực là niềm vui và lòng từ bi mà con tiếp xúc được trong khi ăn. Ăn trong chánh niệm, chế tác được lòng từ bi, sự thảnh thơi và niềm vui như thế, con nuôi dưỡng được cả tăng thân con và gia đình con, đó là điều quán niệm thứ hai: con xin ăn cho có chánh niệm để xứng đáng thọ nhận thức ăn này. Điều quán niệm thứ ba: con xin ngăn ngừa không cho các tâm hành xấu phát hiện, nhất là tâm hành tham lam, ngăn không cho con ăn uống có chừng mực. Ăn uống không có chừng mực, ăn quá nhiều thì có hại cho sức khỏe và cho sự tu tập của con. Khi sắp hàng lấy thức ăn hoặc khi xớt thức ăn vào bát, con xin nhớ thực tập điều này. Là người xuất gia, con biết cái bình bát của con là ứng lượng khí, và con tập chỉ lấy thức ăn vừa đủ cho con thôi mà không vì thấy thức ăn ngon mà lấy nhiều hơn... Là người xuất gia, nhìn vào thức ăn, con cũng thấy thức ăn là tặng phẩm của cả đất trời, là công phu lao tác, là phẩm vật cúng dường của người áo trắng và cũng là cơm của Bụt cho con ăn. Ngày con xuất gia, Bụt cho con một chiếc bình bát và Bụt dạy có bình bát này thì con không còn sợ đói nữa, nếu con tu tập cho nghiêm chỉnh. Vì vậy mỗi khi ăn cơm xong cầm bình bát hướng về Ngài con cũng dâng lời cảm tạ: Cám ơn Bụt đã cho con ăn cơm. Khi con nói câu này lòng con tràn đầy niềm biết ơn; biết ơn Bụt tức là biết ơn trời đất, vạn vật và công phu lao tác của nhiều người, trong đó có người sáng nay đã nấu cơm cho con ăn.
Địa Xúc
Cho con xin lạy xuống ba lạy trước đức Thế Tôn, bậc xứng đáng được cúng dường, để cảm tạ đất trời, vạn vật, và mọi loài chúng sanh và để con nuôi lớn được hạnh phúc trong con. (C)