Listening Deeply
Lord BUDDHA, I know that I still need time to learn the practice of deep listening of the bodhisattva Avalokiteshvara. Although my intention to listen deeply is strong, if, while I am listening, the seed of self-criticism is watered in me, it becomes difficult. Perhaps the other person does not yet know how to practice loving speech. The words of the other person may contain blame, judgment, and accusation. This waters the seeds of anger, hurt, and self-criticism in me. When these seeds manifest in my consciousness I lose my capacity to listen deeply and I close myself off from the other person. Although I may not say anything, the other person has the feeling that they are talking to a wall.
Lord Buddha, you have shared with me that whenever the mental formations of irritation and anger arise, I can return to my mindful breathing. I breathe lightly and embrace these mental formations. I remind myself that I am here listening to this person so that he can have an opportunity to speak about his suffering. I can help relieve his suffering through the compassionate practice of listening deeply. Without compassion in my heart, I am not truly practicing deep listening.
If I am not successful at listening deeply, I shall apologize to the person who is speaking. I can say: “I am sorry, Brother. I am sorry Sister. I am sorry, Mother or Father. Today I do not have enough peace of mind to listen to you deeply. May I ask to be able to continue listening to you tomorrow?” I promise that I will not allow myself to fall into the trap of practicing only with the outer form without any substance.
Touching the Earth
Lord Buddha, with body, speech, and mind in perfect oneness, I touch the earth three times to carefully remember my vow to practice deep listening. [Bell]
Lord Buddha, I express my regret to you, the Tathagata, for the time I have failed in my practice of listening deeply. I vow to practice better when I next have the occasions to listen deeply. [Bell]
Lắng Nghe Với Trái Tim Từ Bi
Khải Bạch
Bạch đức Thế Tôn, con biết là con phải có thời gian để thực tập lắng nghe theo hạnh đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Con đã nhận thấy là dù thiện chí lắng nghe của con có lớn cách mấy đi nữa, mà nếu trong khi lắng nghe, những tâm hành hờn tủi được đánh động, thì sự lắng nghe sẽ trở thành khó khăn. Có thể người kia chưa biết thực tập ái ngữ. Lời nói của người kia có thể còn mang chất liệu trách móc, phán xét và buộc tội, và vì vậy trong khi người kia nói, những hạt giống buồn giận, ganh tỵ và bực bội trong con được tưới tẩm và khi những tâm hành buồn giận, ganh tỵ và bực bội ấy phát khởi thì con sẽ đánh mất khả năng lắng nghe của con. Con biết trong trường hợp ấy, con sẽ không còn tiếp tục lắng nghe được nữa, cánh cửa trái tim của con sẽ khép lại và dù con không nói gì, người kia cũng sẽ có cảm giác là đang nói với một bức tường.
Vì vậy cho nên nghe lời đức Thế Tôn, mỗi khi tâm hành bực bội và buồn giận nổi lên, con phải trở về hơi thở, thở thật nhẹ, để ôm lấy chúng và để tự nhắc nhở: "Mình lắng nghe đây là để cho người kia có dịp nói lên những đau khổ của họ,
để giúp cho họ giải tỏa bớt năng lượng của sầu khổ, và sự thực tập lắng nghe của mình là một sự thực tập từ bi. Nếu mình không có từ bi trong trái tim mình trong lúc này thì mình đang không thực tập lắng nghe thực sự". Thực tập như thế giúp năng lượng từ bi phát hiện trở lại trong trái tim con, và con có thể tiếp tục thực tập lắng nghe. Nếu con không thành công thì con phải xin lỗi người đang nói. Con sẽ nói: "Em xin lỗi anh, chị xin lỗi em, con xin lỗi mẹ, hôm nay con không được khỏe; con sẽ xin tiếp tục lắng nghe anh, lắng nghe chị, lắng nghe mẹ vào ngày mai". Con xin hứa là con sẽ không để cho con rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Con xin sám hối với đức Thế Tôn về những lần thực tập lắng nghe thất bại trong quá khứ, và nguyện sẽ làm hay hơn trong những dịp lắng nghe tương lai.
Địa Xúc
Xin Thế Tôn cho phép con lạy xuống ba lạy để ghi nhớ thật kỹ càng những điều con vừa phát nguyện (C)